Không giặt đồng phục áo thun mới ngay khi vừa nhận
Khi vừa nhận đồng phục về, thông thường, mực in logo và họa tiết có thể còn chưa kịp khô. Sự bám chặt đó sẽ khiến chúng dễ dàng bị nhòe, mờ và mất đi độ sắc sảo, không còn giá trị thẩm mỹ. Các trường hợp bị vỡ logo và họa tiết ngay trong lần giặt đầu tiên sẽ không nằm trong danh mục bảo hành của nhà sản xuất. Khoảng thời gian phù hợp giặt nhất là 3 ngày sau khi nhận đồng phục.
Chịu khó giặt bằng tay và không để lẫn cùng các loại quần áo khác trong lần đầu tiên
Giặt giũ bằng máy có thể tác động lên một nguồn lực không phù hợp với một sản phẩm vừa mới được hoàn thành. Giặt bằng tay trong lần đầu tiên sẽ hạn chế được tình trạng bong tróc của những lớp in logo, họa tiết,… Ngoài ra, không để lẫn cùng các loại quần áo khác cũng sẽ là phương pháp tối ưu tránh được hiện tượng loang màu.
Nên ưu tiên giặt tay để đảm bảo độ bền đẹp cho áo thun đồng phục
Sử dụng một vài kỹ xảo nhỏ giúp giữ màu lâu hơn
Để giữ được độ bền màu cho các sản phẩm mới, chị em phụ nữ đã sử dụng đến nhiều kỹ xảo. Trong số đó, ngâm đồng phục vào nước ấm có pha thêm một chút giấm trong khoảng 15-20 phút chính là một phương pháp thường dùng. Ở những lần giặt tiếp theo, không cần áp dụng theo cách này, chúng vẫn có thể giữ được độ bền màu của mình.
Nhiệt độ nước
Giặt giũ bằng nước nóng có thể khiến vải nhanh chóng bị giãn. Vì vậy, theo lời khuyên của các chuyên gia, chỉ nên giặt đồng phục với nước lạnh hoặc nước ấm không quá 40 độ thôi nhé!
Không đổ trực tiếp xà bông và nước tẩy lên đồng phục áo thun
Xà bông và nước tẩy vốn có tính tẩy cực kỳ mạnh. Vì vậy, trong quá trình giặt giũ, chúng ta cần lưu ý không đổ chúng trực tiếp lên quần áo. Ngoài ra, tuyệt đối không sử dụng nước tẩy đối với các loại đồng phục màu.
Xà bông hay chất tẩy rửa cần được hòa với nước chứ không nên đổ trực tiếp lên áo
Hạn chế sử dụng nước xả vải
Tính năng chính của nước xả vải là làm mềm vải. Tuy nhiên, chúng cũng trở thành nguyên nhân hàng đầu khiến cho quần áo nhanh chóng bị giãn. Bên cạnh đó, hình in cũng dễ dàng bị mềm và bong tróc hơn. Muốn đồng phục vẫn có mùi hương dễ chịu sau khi giặt, chúng ta có thể lựa chọn nước xả thơm hoặc chỉ ngâm trong nước xả vải trong một khoảng thời gian ngắn.
Lộn trái bề mặt đồng phục
Lộn trái bề mặt đồng phục sẽ tránh được hiện tượng gây xây xước lên trên hình in. Đây cũng là cách cải thiện được độ bền và tuổi thọ của sản phẩm.
Không vắt đồng phục áo thun sau khi giặt
Vắt áo có thể khiến đồng phục bị giãn ra, thậm chí làm hư hỏng cả chúng. Thay vào đó, chúng ta sẽ gấp quần áo lại và dùng lực ấn cho nước thoát ra ngoài.
Vắt áo thun sau khi giặt sẽ khiến áo nhanh chóng bị giãn, hỏng
Chỉ với một vài lưu ý rất nhỏ trong quá trình giặt giũ áo thun thôi nhưng nó sẽ giúp cho những chiếc áo của chúng ta lưu giữ được độ bền, đẹp như ban đầu. Hy vọng rằng những chú ý cơ bản vừa được chia sẻ trong bài viết hôm nay sẽ góp phần gia tăng thêm độ bền và tuổi thọ của đồng phục áo thun.